12 Pro Max

Ổ TRÂU, Ổ VOI KHẮP NƠITheo ghi nhận của PVThanh Niên, mở xổ số miền nam

【mở xổ số miền nam】Nhiều tuyến đường ở vùng biên xuống cấp

Ổ TRÂU,ềutuyếnđườngởvùngbiênxuốngcấmở xổ số miền nam Ổ VOI KHẮP NƠI

Theo ghi nhận của PVThanh Niên, tuyến đường ĐH 83 từ trung tâm H.Đăk Glei đến xã Đăk Nhoong, H.Đăk Glei (Kon Tum) dài khoảng 20 km nhưng có đến hàng chục điểm sạt lở ta luy âm, ta luy dương, sạt lở mố cầu… gây nguy hiểm cho người và các phương tiện qua lại. Trên đường có hàng trăm ổ voi lớn nhỏ trải dài, nhiều ổ voi dài hơn 5 m, rộng 3 m, chiếm gần hết mặt đường.

Theo bà Y Nguyệt (thôn Đak Ga, xã Đăk Nhoong), đường ĐH 83 đã hư hỏng nhiều năm nay khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn. Học sinh thường xuyên bị ngã xe khi đi qua các ổ voi. Những hôm trời mưa, tuyến đường bị sạt lở khiến nhiều học sinh phải nghỉ học.

Từ đơn thư bạn đọc: Nhiều tuyến đường ở vùng biên xuống cấp - Ảnh 1.

Tuyến đường ĐH 83 bị xuống cấp, mặt đường lõm xuống như hố bom

ĐỨC NHẬT

"Đi lại trên đoạn đường từ thôn Đăk Ga đến trung tâm xã Đăk Nhoong rất khó khăn, cứ đi vài chục mét lại gặp một ổ gà, ổ voi. Có chỗ đường bị lõm xuống như hố bom. Vào mùa mưa, nước đọng lại trong các ổ voi như ao nước. Không chỉ vậy, đường bị sạt lở nhiều chỗ gây nguy hiểm cho người dân qua lại, nhất là học sinh", bà Nguyệt nói.

Các tuyến đường ĐH 81, ĐH 85 qua H.Đăk Glei cũng xuống cấp, hư hỏng trầm trọng sau nhiều năm đưa vào khai thác, sử dụng nhưng không được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp. Trong đó, tuyến đường ĐH 85 nối xã Đăk Môn với xã Đăk Long dài khoảng 18 km, mặt đường đã bong tróc hết lớp nhựa, có nhiều ổ trâu, ổ voi sâu từ 50 - 60 cm. Vào mùa mưa, các hố sâu này ngập nước và trở thành những cái bẫy đối với người đi đường.

Ông Huỳnh Ngọc Ly, Chủ tịch UBND xã Đăk Long, cho biết xã có 9 thôn với khoảng 1.500 hộ dân, gần 6.300 nhân khẩu. Toàn xã có khoảng 1.800 ha cây trồng, chủ yếu là sắn, cà phê, bời lời, cao su… Vài năm gần đây, tuyến đường ĐH 85 bị xuống cấp nghiêm trọng. Vào mùa mưa, ô tô không qua được tuyến đường này nên có một số thời điểm không thể vận chuyển hàng hóa, làm ảnh hưởng kinh tế của người dân.

Từ đơn thư bạn đọc: Nhiều tuyến đường ở vùng biên xuống cấp - Ảnh 2.

Đường hư hỏng khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn

ĐỨC NHẬT

KINH PHÍ DUY TU, BẢO DƯỠNG QUÁ ÍT

Theo ông Nguyễn Văn Tứ, Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng H.Đăk Glei, nguyên nhân khiến các tuyến đường trên địa bàn huyện hư hỏng, xuống cấp là do lưu lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa lớn. Vài năm gần đây, mưa lũ gây sạt lở nghiêm trọng tại nhiều vị trí, gây úng ngập phá vỡ kết cấu nền đường và mặt đường, làm tắc nghẽn, hư hỏng hệ thống thoát nước…

"Hằng năm, UBND H.Đăk Glei cân đối, phân bổ nguồn kinh phí chi thường xuyên khoảng 300 triệu đồng để sửa chữa nhỏ các hư hỏng mặt đường. Nhưng UBND huyện được giao quản lý tài sản hạ tầng giao thông lớn, với 70 km đường huyện, 13 km đường trong đô thị và 51 km đường xã. Với nguồn kinh phí hạn hẹp như trên thì việc duy trì công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên cho các công trình là rất khó khăn", ông Tứ nói.

Theo ông Tứ, do kinh phí để duy tu, bảo dưỡng đường vượt khả năng cân đối của địa phương nên UBND H.Đăk Glei đã kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum và các sở ngành quan tâm, tổng hợp và đề nghị T.Ư hỗ trợ kinh phí nâng cấp hai tuyến đường ĐH 83, ĐH 85. Còn tuyến đường ĐH 81 đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư nâng cấp với kinh phí 170 tỉ đồng. Hiện dự án đang được triển khai thi công. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap